Những lưu ý khi niềng răng luôn là điều mà rất nhiều người đang tìm hiểu hiện nay.. Niềng răng luôn được xem là một trong số những giải pháp chỉnh nha hiệu quả, an toàn được rất nhiều người lựa chọn. Tuy vậy, hiện nay đang có rất nhiều phương pháp chỉnh nha sử dụng nhiều kỹ thuật và khí cụ, công nghệ khác nhau khiến cho nhiều người dùng băn khoăn, thắc mắc không biết phương pháp nào mới là lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi tình trạng hàm răng lệch lạc, mất thẩm mĩ của mình thì hãy thử tham khảo ngay 7 lưu ý khi niềng răng dưới đây:
7 lưu ý khi niềng răng cần phải thuộc lòng
1. Điều kiện để có thể niềng răng
Với sự xuất hiện của công nghệ hiện đại và tiên tiến ngày nay thì cho dù bạn là ai, hay ở lứa tuổi nào thì cũng đều có thể thực hiện phương pháp chỉnh nha. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp cá biệt sẽ bị hạn chế thực hiện niềng răng (chỉnh nha), bao gồm:
- Mắc bệnh nha chu quá nặng
Nha chu là căn bệnh xảy ra viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng tại các tổ chức của răng.
Khi bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn, răng sẽ không còn khả năng bảo vệ tốt, nhanh chóng suy yếu và sẽ có xu hướng bị tụt lợi, tiêu xương. Khi lợi sẽ còn nơi để bám víu nữa thì không thể áp dụng phương pháp niềng răng.
Chính vì vậy, việc luôn đi kiểm tra sức khỏe răng miệng một cách thường xuyên để biết mình có bị mắc bệnh nha chu hay không là rất cần thiết bởi độ chắc chắn của răng là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thành công của một ca niềng răng chỉnh nha. Nếu răng không đủ tiêu chuẩn về độ chắc chắn thì khó có thể thực hiện phương pháp niềng răng.
- Răng giả, răng bọc sứ
Bọc răng sứ có thể niềng răng được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Tất nhiên sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể, có trường hợp bọc răng sứ xong vẫn có thể niềng răng được và ngược lại có trường hợp thì không thể niềng được. Quan trọng hơn là bọc răng sứ thì không niềng răng.
- Mắc bệnh lý toàn thân
Người có tiền sử các loại bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch, động kinh, ung thư máu….thì cũng không nên thực hiện phương pháp niềng răng. Sở dĩ bởi do những người này niềng răng được do khả năng chống lây nhiễm kém, cũng như việc xử lý vấn đề ở răng dễ tạo ra các vết thương khó liền, dễ gây ra nhiễm trùng nặng.
2. Nên tham khảo tư vấn chỉnh nha tại nhiều phòng khám uy tín khác nhau
Tuy cùng chung một tình trạng răng nhưng phác đồ điều trị của mỗi nha sĩ cũng sẽ có sự khác nhau. Đó là bởi vì trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện của các bác sĩ là khác nhau. Chưa kể vấn đề chi phí niềng răng ở mỗi phòng khám cũng sẽ có sự chênh lệch đáng kể về mức giá.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe tư vấn từ nhiều nhiều phòng khám khác nhau, qua đó cảm nhận, tham khảo thêm từ cộng đồng, hội nhóm của những người niềng răng và sau đó có thể lựa chọn cho mình một bác sĩ chỉnh nha mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất.
3. Có thể sẽ phải nhổ răng
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ thường khám và chỉ định nhổ hoặc không nhổ răng đối với các trường hợp khác nhau. Với việc nhổ răng khi niềng răng để giúp tạo ra khoảng trống, sẽ giúp dịch chuyển và đẩy răng về đúng vị trí. Những bệnh nhân bị hô, vẩu,hoặc răng mọc chen chúc cũng sẽ được chỉ định nhổ răng. Vậy nhưng đừng quá lo lắng, cũng sẽ có rất nhiều trường hợp các nha sĩ chỉ cần mài gọn các răng xung quanh một chút thôi là có thể niềng răng được rồi.
4. Lựa chọn phương pháp chỉnh nha với chi phí phù hợp
Một trong những lưu ý khi niềng răng bạn cần nhớ đó là bạn vấn đề chi phí niềng răng. Trung bình chi phí dành cho một ca niềng răng ở mức thấp nhất hiện nay thường dao động ở tầm giá từ 15 – 30 triệu đồng,tất nhiên đó mới chỉ là giá cho phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, còn với các phương pháp niềng răng cao cấp khác khác có thể có giá lên tới cả trăm triệu đồng.
Chính vì thế, tốt nhất bạn cần tính toán và cân nhắc về nhu cầu của bản thân tới đâu, qua đó sẽ dễ lựa chọn cho mình một phương án với chi phí hợp hơn
5. Niềng răng sẽ tốn nhiều thời gian
Bên cạnh những nỗi lo về chất lượng điều trị, thì thời gian niềng răng bao lâu cũng là một trong những vấn đề luôn được khách hàng quan tâm và thắc mắc. Thời gian niềng răng trung bình có thể lên tới khoảng 2 – 2.5 năm với quy trình bao gồm các giai đoạn như tư vấn niềng răng và lên kế hoạch điều trị; điều trị về tổng quát; kết hợp gắn khí cụ, cũng như giai đoạn gắn mắc cài trong tháng đầu tiên; đồng thời tái khám mỗi tháng; cũng như tháo niềng và đeo hàm duy trì, lưu ý sau đó bạn vẫn nên tái khám định kỳ (6 tháng/lần).
6. Kiên trì, cẩn thận trong việc ăn uống cũng như vệ sinh
Cách giữ vệ sinh khi niềng răng là lưu ý bạn tuyệt đối không được phép bỏ qua khi đã quyết định chỉnh nha. Việc lấy sạch các mảng bám trên răng và khu vực xung quanh mắc cài thường xuyên là rất quan trọng. Nếu được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên, khu vực bề mặt răng bên dưới mắc cài mới luôn được chắc chắn và bóng đẹp.
7. Tuân thủ lịch tái khám định kỳ
Một trong những lưu ý khi niềng răng cực quan trọng đó là vấn đề tuân thủ lịch tái khám. Mục đích chính của việc này là để nha sĩ có thể điều chỉnh lại lực của dây cung niềng răng, rồi từ đó có thể tiếp tục tạo được lực kéo theo đúng những lộ trình đã vạch ra ban đầu.
Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ đúng như lịch hẹn thì rất có thể kết quả của việc chỉnh nha cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng. Qua đó, việc tái khám định kỳ theo đúng quy trình của bác sĩ khi niềng răng là việc bắt buộc. Thời gian để tái khám thông thường kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần theo đúng cơ chế tái tạo của xương.
Hy vọng với 7 lưu ý khi niềng răng trên đây sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích khi đưa ra quyết định quan trọng: NIỀNG RĂNG.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Minh Nhơn để được tư vấn chi tiết.
Để đặt lịch online vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây