Khớp cắn ngược là 1 trong những trường hợp nha khoa rất khó để cải thiện, đặc biệt là đối với người trưởng thành – những người đã có cấu trúc xương hàm hoàn chỉnh và muốn thay đổi diện mạo nhờ chỉnh nha.
Khái niệm khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược, hoặc gọi là “móm” theo dân gian, là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức trồi ra phía trước, trong khi xương hàm trên bị ngắn cụp vào trong do kém phát triển. Khi ngậm miệng, phần răng hàm dưới sẽ trùm phủ ra ngoài răng hàm trên, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng cả chức năng ăn nhai.
3 nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược
Muốn điều trị hiệu quả khớp cắn ngược thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nguyên nhân thông thường sẽ rơi vào 3 trường hợp: do răng, do xương hàm và do cả răng lẫn xương hàm.
1. Khớp cắn ngược do răng
Răng hàm dưới mọc chìa ra bên ngoài bao lấy hàm trên chính là biểu hiện của trường hợp khớp cắn ngược do răng. Nguyên nhân chính bởi phần răng cửa hàm dưới mọc sớm hơn so với răng cửa hàm trên hoặc đơn giản từ các thói quen xấu của trẻ: trẹo hàm theo hướng không thuận lợi, nghiến răng, mút tay…
2. Nguyên nhân do xương hàm
Xương hàm phía dưới lại phát triển quá mạnh trong khi xương hàm trên lại kém phát triển hoàn toàn, hoặc do những dị tật khoang miệng cũng sẽ là tác nhân gây nên tình trạng răng cửa hàm trên luôn nằm ở phía trong so với răng cửa hàm trước. Tùy trường hợp nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị có nên phẫu thuật hàm hay không.
3. Nguyên nhân do cả răng và xương hàm
Nếu nguyên nhân gây nên khớp cắn ngược là do cả răng và xương hàm thì quá trình điều trị sẽ dài hơn và cần kết hợp phương pháp từ cả 2 trường hợp trên.
Tác hại của khớp cắn ngược
1. Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt
Ảnh hưởng trực quan và rõ ràng nhất của khớp cắn ngược chính là giảm tính thẩm mỹ khuôn mặt. Đối với trẻ em khi càng đến tuổi trưởng thành thì xương hàm dưới mất cân đối rõ rệt, làm cho khuôn mặt bị gãy nét và nhìn nghiêng giống lưỡi cày. Điều này gây ra sự tự ti, ngại giao tiếp với mọi người cũng như phát triển tâm sinh lí của rất nhiều trẻ ở độ tuổi này.
2. Gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai
Do tương quan 2 hàm răng bị sai lệch dẫn đến việc ảnh hưởng nhai nuốt thức ăn, dẫn đến vô số vấn đề ảnh hưởng từ đường tiêu hóa.
3. Gây ảnh hưởng đến phát âm
Khi cấu trúc hàm bị sai lệch, bệnh nhân bị khớp cắn ngược sẽ gây ra phát âm không chính xác được 1 số âm tiết, nói ngọng hoặc nuốt âm. Vấn đề này có thể tạo ra những ảnh hưởng nặng nề tới việc học ngôn ngữ của trẻ.
Phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ hiệu quả
Chỉnh nha
Hầu hết các trường hợp răng mọc lệch lạc không thẳng hàng, sai khớp cắn, răng thưa, răng hô,… phương pháp chỉnh nha niềng răng đều có thể điều trị được. Khớp cắn ngược là 1 trường hợp đặc biệt, có độ phức tạp hơn so với những kiểu sai khớp cắn thông thường, nhưng vẫn có thể chỉnh nha để khắc phục bình thường tùy theo mức độ.
Nếu việc sai khớp cắn có nguyên nhân chủ yếu từ răng thì chỉ cần tiến hành chỉnh nha là hoàn toàn có thể đảm bảo khắc phục tình trạng này. Còn với trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm thì phương chỉnh nha sẽ có vai trò như phương pháp bổ trợ, sẽ giúp việc điều chỉnh khớp cắn phần nào được cải thiện. Quan trọng hơn là bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật hàm kết hợp với quá trình chỉnh nha mới có thể cải thiện được tình trạng khớp cắn ngược.
Phẫu thuật hàm
Các trường hợp bị khớp cắn ngược mà nguyên nhân là từ xương hàm thì phần lớn cần tiến hành phẫu thuật hàm nhằm điều chỉnh lại sự liên kết giữa phần hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên đối với những trường hợp sai khớp cắn mức độ nghiêm trọng thì việc phẫu thuật hàm không thể hoàn toàn khôi phục lại khớp cắn như ban đầu mà chỉ có thể khắc phục được một phần.
Làm gì khi trẻ gặp tình trạng khớp cắn ngược?
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Những người bị khớp cắn ngược thường xuất hiện dấu hiệu bị sai khớp cắn khi đang trong độ tuổi thay răng. Càng trưởng thành thì tình trạng khớp cắn ngược sẽ càng nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu bố mẹ thấy trẻ phát hiện có dấu hiệu răng cửa hàm dưới phát triển mạnh trồi ra ngoài, bao phủ hoàn toàn răng cửa hàm trên thì cần phải cho trẻ thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa.
Tại Nha khoa Minh Nhơn, với những trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá mức độ nặng nhẹ của trẻ. Nếu nguyên nhân khớp cắn ngược do răng trẻ sẽ được xác định, cũng như được chỉ định nên chỉnh nha trong độ tuổi vàng 12-16 tuổi thì sẽ dễ dàng đạt được kết quả tốt.
Còn đối với các trường hợp trẻ bị sai khớp cắn do xương hàm thì bác sĩ sẽ theo dõi sát sao sự phát triển xương hàm của trẻ rồi mới đưa ra các chỉ định. Trường hợp này thông thường sẽ không nên đeo niềng răng sớm mà cần phải đợi đến khi trẻ đủ 18 tuổi, giai đoạn mà xương hàm đã ngừng phát triển để làm phẫu thuật hàm.
Chỉnh nha tại nha khoa Minh Nhơn
Có rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng khớp cắn ngược và tìm đến nha khoa Minh Nhơn để được tư vấn chỉnh nha. Đa số những trường hợp này đều được cha mẹ phát hiện kịp thời và tìm đến nha khoa Minh Nhơn để theo dõi điều trị ngay lập tức. Vì vậy mà quá trình chỉnh nha diễn thuận lợi và giúp các em đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt hơn. Dù khớp cắn ngược nhẹ hay nghiêm trọng, việc thăm khám và can thiệp nha khoa sớm sẽ giúp việc điều trị cho trẻ trở nên dễ thực hiện hơn.
Tham khảo “Thời điểm vàng” chỉnh nha cho trẻ.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm, nha khoa Minh Nhơn đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp chỉnh nha, niềng răng từ nhiều khách hàng tại khắp các tỉnh thành, góp phần đem lại cho khách hàng nụ cười đẹp, tự tin tỏa sáng.
Tập thói quen tốt cho trẻ để bảo vệ răng miệng
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ là do trẻ mắc các tật xấu về răng miệng khi còn nhỏ.Vì vậy nếu như phát hiện khớp cắn của trẻ không chuẩn, phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa tin cậy để các bác sĩ thăm khám nhằm phát hiện và giúp trẻ thay đổi những tật xấu này. Việc này sẽ giúp cho tình trạng lệch khớp cắn bớt nặng hơn đồng thời khiến cho quá trình niềng răng về sau trở nên dễ dàng.
Liên hệ ngay nha khoa Minh Nhơn để được tư vấn chi tiết.