Viêm lợi là một trong vô vàn các bệnh lý răng miệng mà rất nhiều người mắc phải. Đây là chứng bệnh do vi khuẩn phát sinh ở các tổ chức chân răng và gây ra viêm nhiễm.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi
Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu, là một dạng bệnh nướu răng thường xảy ra khi các mảnh vụn thức ăn thừa bám vào răng có chứa nhiều vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày hình thành nên mảng bám. Bệnh có thể ngay lập tức nhìn thấy khi khu vực nướu bị viêm, sưng, đỏ hoặc chảy máu. Lượng vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám có thể gây ra các vấn đề ngoài viêm lợi ví dụ như làm suy yếu men răng.
Có rất nhiều yếu tố được coi là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu nhưng những nguyên nhân chính thường thấy là do vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến hình thành các mảng bám gây kích ứng nướu. Ngoài ra, viêm lợi còn có thể do một số yếu tố dưới đây:
- Hút thuốc: Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến bệnh nướu răng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi gấp 7 lần so với những người không hút thuốc.
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều đồ ngọt, cay hoặc ăn đồ nóng – lạnh đột ngột.
- Stress: Việc căng thẳng liên tục kéo dài có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời tác động tiêu cực đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể nên cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nướu.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh hay kỳ kinh nguyệt cũng có thể làm tăng nguy cơ gây nên bệnh này.
- Thuốc: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra viêm nướu.
- Bệnh mãn tính: Nếu người bệnh đã từng có các bệnh lý như tiểu đường, ung thư và HIV làm giảm khả năng chống nhiễm trùng bao gồm cả bệnh viêm lợi.
2. Dấu hiệu dễ nhận biết của viêm lợi
- Nướu đỏ hoặc hơi đỏ (dấu hiệu cho thấy viêm lợi mãn tính)
- Chảy máu khi bị kích thích (lúc bạn chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa)
- Nướu mềm và xốp
- Xuất hiện mủ
- Xuất hiện hiện tượng viêm (phù) hoặc sưng nướu
- Cảm thấy răng bị đau hoặc nhạy cảm ở răng. Lúc này do nướu bị kéo ra khỏi chân răng, khiến răng tiếp xúc và nhạy cảm hơn với những thức ăn hoặc đồ uống nóng và lạnh.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Tụt nướu khu vực chân răng
- Răng lung lay cũng có thể gây ra viêm lợi có mủ. Đây có thể là một dạng bệnh nướu tiến triển gọi là viêm nha chu
3. Bệnh viêm lợi có nguy hiểm hay không?
Viêm lợi là tác nhân gây ra ra tình trạng nướu tách ra khỏi răng. Điều này vô tình gây tổn thương cho các phần mô mềm và xương nâng đỡ quanh răng. Các răng sẽ dần trở nên lỏng lẻo và không còn khả năng ổn định,sau đó nhiễm trùng tiến triển và nhanh chóng lây lan. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lập tức trở thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu (viêm quanh răng). Đây chính là nguyên nhân chính cho hiện tượng mất răng hoặc rụng răng ở người trưởng thành.
4. Một số chứng viêm lợi thường gặp
Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là hiện tượng mà phần lợi phía trong cùng sưng lên bao phủ lên răng khôn, ngăn không cho răng không mọc lên được. Từ đó dẫn tới việc vùng lợi bị sưng và trở thành nơi vi khuẩn trú ngụ gây viêm và sưng lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các răng khu vực bên cạnh.
Viêm lợi có mủ
Đây là tình trạng bị lợi bị nhiễm trùng ở khu vực phần mô của nướu và hình thành ổ mủ. Giai đoạn bệnh trở nặng, phần nướu xung quanh răng sẽ bị sưng phồng, khu vực chân răng có mủ chảy ra, khi đánh răng bị chảy máu.
Nếu không nhanh chóng chữa trị sớm có thể gây ra biến chứng làm viêm, u lợi phì đại.
Viêm lợi phì đại
Viêm, u lợi phì đại là hiện tượng bệnh viêm lợi bị biến chứng nặng gây sưng nề, tăng lớn kích thước lợi, trở nên phì đại hơn cũng như đi kèm các vấn đề như ổ mủ, hôi miệng, đau nhức
Đọc thêm: 5 bệnh lý răng miệng thường gặp và phương pháp điều trị.
Phương pháp chữa viêm lợi tại nhà bằng phương pháp dân gian
Súc miệng nước muối
Nước muối từ lâu đã luôn được mệnh danh là “thần dược” trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bằng việc sử dụng nước muối, việc chữa lành viêm nướu sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi muối vốn là một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm vi khuẩn, giảm đau, giảm hôi miệng cũng như loại bỏ các hạt thức ăn dư thừa. Nước muối không chỉ có khả năng sát khuẩn tốt mà còn rất an toàn cho người sử dụng.
Cách thực hiện: Hoà 2-3 muỗng cà phê muối vào cốc nước ấm dùng để súc miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi cảm giác cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm.
Sử dụng mật ong
Cách thực hiện: Bôi trực tiếp mật ong lên vùng lợi bị viêm để giúp sát khuẩn. Ngoài ra, có thể pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Lá trầu không
Trầu không là một loại lá luôn được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh dân gian, trong đó lá trầu không có tác dụng rất tốt khi sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến răng miệng.
Cách thực hiện: Chọn những lá trầu không không quá già hoặc không quá non, sau đó hòa với nước nóng tương tự như pha nước chè theo liều lượng cứ 3 lá cho 150ml nước. Dùng nước đã pha để súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày. Cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày thực hiện.
Gừng tươi
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong gừng tươi có chứa rất nhiều chất men zingibain có rất nhiều tác dụng. Trong đó có thể sử dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Chính vì vậy, gừng cũng trở thành một trong những loại “thuốc” chữa viêm, sưng lợi khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Sử dụng một nắm nhỏ gừng tươi sắc với nước, uống đều mỗi ngày. Mỗi ngày uống nước gừng tươi 2-3 lần cho đến khi thấy lợi không còn sưng đau thì có thể dừng. Chú ý nên pha loãng để tránh cho cơ thể khỏi bị nóng.
Điều trị dứt điểm viêm lợi tại Nha khoa Minh Nhơn
Cần lưu ý rằng những cách chữa viêm lợi bằng những phương pháp dân gian đã đề cập bên trên chỉ có tác dụng giúp giảm đau tức thời, không có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh. Viêm lợi tốt nhất nên được điều trị dứt điểm để tránh tình trạng vùng nướu bị tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Vì vậy, để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, tốt nhất bạn nên thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để được các nha sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ ngay hotline trung tâm Nha khoa Minh Nhơn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề viêm lợi.